Phóng viên ảnh David Douglas Duncan qua đời ở tuổi 102

Phóng viên ảnh David Douglas Duncan qua đời ở tuổi 102 | 50mm Vietnam

Phóng viên ảnh huyền thoại David Douglas Duncan, một trong số những nhiếp ảnh gia có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20 với những bức ảnh về Thế chiến thứ II và Chiến tranh Triều Tiên mới đây đã qua đời ở tuổi 102.

Duncan sinh ngày 23 tháng 1 năm 1916, thành phố Kansas, Missouri. Ông bắt đầu với nhiếp ảnh báo chí khi học ngành động vật học và tiếng Tây Ban Nha tại Đại học Miami, trong vai trò người chụp ảnh kiêm biên tập ảnh cho nội san trường.

Phóng viên ảnh David Douglas Duncan qua đời ở tuổi 102 | 50mm Vietnam
David Douglas Duncan đang sử dụng máy ảnh gắn với ống kính lăng trụ Ảnh: Sheila Duncan. Courtesy Harry Ransom Center.

Sự nghiệp phóng viên ảnh của ông bắt đầu khi ông chụp được bức ảnh một khách sạn đang bốc cháy, khi mà đang học gần đại học Arizona. Trong bức ảnh có một vị khách đang cố gắng quay lại trong khách sạn đang ngùn ngụt lửa để lấy chiếc vali của mình. Bức ảnh trở nên đáng giá khi nhân vật kia hóa ra là tên cướp nhà băng khét tiếng John Dillinger, chiếc vali kia chính là thứ chứa chiến lợi phẩm của hắn trong một vụ cướp ngân hàng mà hắn đã bắn chết một cảnh sát.

Tuy nhiên thật không may mắn, bản film của bức ảnh khi được chuyển đến Tucson Citizen đã bị thất lạc, và đã không có tấm ảnh nào được in ra.

Phóng viên ảnh David Douglas Duncan qua đời ở tuổi 102 | 50mm Vietnam
David Douglas Duncan

Sau trận Trân Châu Cảng ở Thế chiến thứ II, Duncan gia nhập quân đội thủy quân lục chiến và trở thành một nhiếp ảnh gia chiến trường. Ông được giao nhiệm vụ chụp ảnh tại nam Thái Bình Dương, nơi ông vừa đóng vai trò phóng viên ảnh vừa là một người lính trực tiếp tham chiến đánh Nhật Bản.

Phóng viên ảnh David Douglas Duncan qua đời ở tuổi 102 | 50mm Vietnam
Đại úy Ike Fenton, Cán bộ chỉ huy Baker, Trung đoàn 5 Lữ Đoàn Hải quân 1, nhận được tin giảm nguồn cung cấp trong suốt cuộc chiến tại Triều Tiên. Tháng Chín năm 1950. Gelatin bạc in, 14 x 11 inch. © David Douglas Duncan.

Ông tham gia cuộc chiến với những trang thiết bị cơ bản nhất: mũ, tấm poncho, bàn chải, la bàn, xà phòng và chiếc ba lô đựng máy đo sáng, film chụp và hai chiếc máy ảnh. Trong Thế chiến II, ông sử dụng một chiếc Rolleiflex bản 35mm. Nhưng khi đến Triều Tiên, ông mang theo 2 chiếc Leica IIIc vì cho rằng chúng có thể chống chịu được nước và bùn. Ông thường sử dụng ống kính Nikkor 50mm f/2 và 135mm f/3.5.

Những bức ảnh ông chụp chiến tranh đã khiến tờ tạp chí Life chú ý đến, và sau này họ đã mời ông về làm nhiếp ảnh gia cho Life với công việc ghi lại các sự kiện trên khắp thế giới. Có thể nhắc đến những tác phẩm nổi tiếng ghi lại trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh tại Việt Nam.

Phóng viên ảnh David Douglas Duncan qua đời ở tuổi 102 | 50mm Vietnam

Một người lính da đen, một người da trắng; ngày đêm dài vô tận, dưới rãnh ngập nước mưa, đối phương liên tục nổ súng, cùng chia sẻ thuốc lá và những tháng ngày khốc liệt (Cồn Tiên), 1967. © David Douglas Duncan

Phóng viên ảnh David Douglas Duncan qua đời ở tuổi 102 | 50mm Vietnam
Chiến tranh Triều Tiên, năm 1950. © David Douglas Duncan
Phóng viên ảnh David Douglas Duncan qua đời ở tuổi 102 | 50mm Vietnam
Lính Hải quân Mỹ, Seoul, Nam Triều Tiên. Tháng 9 năm 1950. © David Douglas Duncan
Phóng viên ảnh David Douglas Duncan qua đời ở tuổi 102 | 50mm Vietnam
Chiến tranh Triều Tiên, năm 1950. © David Douglas Duncan
Phóng viên ảnh David Douglas Duncan qua đời ở tuổi 102 | 50mm Vietnam
Chiến tranh Triều Tiên, năm 1950. © David Douglas Duncan

Sự nghiệp của Duncan được biết đến gắn liền với Nikon. Ông từng đến Nhật Bản năm 1950 để khám phá các ưu điểm nổi bật của ống kính Nikkor. Cái tên Nikon và Nikkor được biết đến và công nhận trên toàn thế giới ngày nay có sự góp công rất lớn của Duncan. Nikon thậm chí đã viết rằng: “Chúng tôi mang nợ ông ấy.”

Phóng viên ảnh David Douglas Duncan qua đời ở tuổi 102 | 50mm Vietnam
Chân dung David Douglas Duncan với Nikon

Sự ra đi của Duncan là một mất mát đối với ngành nhiếp ảnh, đặc biệt là nhiếp ảnh báo chí. Rất nhiều tờ báo lớn, các hãng máy ảnh cũng như các nhiếp ảnh gia báo chí khác đã bày tỏ lòng tiếc thương và ngợi ca các bức ảnh báo chí của ông trong suốt sự nghiệp của mình.